Những thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống có thể tác động rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của con người. Vì vậy nếu bệnh nhân biết cách áp dụng các mẹo dinh dưỡng cho xương khớp sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.
1. 11 mẹo dinh dưỡng cho xương khớp
1.1. Chú ý khẩu phần ăn
Ăn đúng khẩu phần là chìa khóa để quản lý cân nặng, từ đó sẽ giảm tải được trọng lực cho các khớp của bệnh nhân. Ước lượng khẩu phần ăn là phương pháp đơn giản nhất mà bệnh nhân nên áp dụng mỗi ngày, ví dụ một khẩu phần thịt khoảng 3 ounce (~85 gam) có kích thước bằng lòng bàn tay, 2 ounce (~56,7 gam) phomai trong một khẩu phần có kích thước bằng một cặp quân cờ domino, một khẩu phần rau có kích thước bằng nắm tay…
1.2. Củng cố sức khỏe xương
Tăng cường lượng canxi bằng chế độ ăn uống giàu khoáng chất sẽ giúp giữ cho xương cứng cáp, dưỡng khớp và giảm nguy cơ loãng xương (bệnh xương giòn). Ngoài nguồn cung cấp canxi từ sữa, có rất nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi khác như: cải xanh, bông cải xanh, cải xoăn, quả sung, đậu nành, cá hồi, cá cam và các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi khác.
1.3. Loại bỏ thức ăn nhanh
Người bệnh xương khớp nên tránh ăn thức ăn nhanh, tuy nhiên nếu cần phải sử dụng những loại thực phẩm này, bệnh nhân nên cố gắng đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất có thể, ví dụ nên chọn thịt nướng thay vì thịt chiên. Thêm rau diếp và cà chua hoặc các loại rau xanh vào món ăn nhanh của bạn, một món salad ăn kèm sẽ tốt cho sức khỏe hơn thay vì món khoai tây chiên, sử dụng nước lọc hoặc nước trái cây thay vì uống nước ngọt.
1.4. Bổ sung vitamin C
Nếu bệnh nhân đang tìm kiếm một món ăn vặt khi buồn miệng, hãy nghĩ đến một quả cam hoặc một ly nước cam. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến viêm xương khớp và dưỡng khớp hiệu quả.
1.5. Thêm rau củ quả có nhiều màu sắc vào chế độ ăn uống
Ăn gì tốt cho xương khớp? Câu trả lời chính là các loại trái cây và rau củ quả có nhiều màu sắc, các loại rau củ quả này sẽ cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng như chất xơ, các chất chống oxy hóa để chống lại bệnh tật và lượng phytochemical dồi dào – đây là những phần thiết yếu của một chế độ ăn uống chống viêm khớp.
1.6. Tăng cường các loại rau xanh
Nghiên cứu cho thấy các loại rau hiện diện trong món salad trộn đơn giản như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, mùi tây… có thể làm giảm lượng xương mất đi theo tuổi tác nhờ lượng canxi cao của chúng.
1.7. Cá nướng
Axit béo omega-3 thường được tìm thấy trong cá nước lạnh như cá hồi, cá thu…, axit béo omega-3 đóng một vai trò trong chế độ ăn uống chống viêm. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể làm giảm đau, giảm viêm và các biểu hiện khớp cứng ở những người bị viêm khớp. Nếu người bệnh không có thời gian để nướng cá mỗi tối, bệnh nhân có thể nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung viên nang dầu cá.
1.8. Ăn nhẹ một cách lành mạnh
Chuẩn bị trước các loại rau và trái cây như cần tây và cà rốt, bông cải xanh, dưa hấu… có thể giúp người có thói quen ăn vặt khi di chuyển trở nên khỏe khoắn hơn nhờ việc lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để sử dụng.
1.9. Chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 2 hoặc 3 bữa lớn, hãy thử chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và giảm cân.
1.10. Giảm lượng caffein
Mặc dù nhiều người cần nạp caffein vào buổi sáng, nhưng hãy cố gắng cưỡng lại sức hấp dẫn từ những tách cà phê thứ hai và thứ ba. Các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung quá nhiều caffeine có thể làm suy yếu xương.
1.11. Bổ sung vitamin tổng hợp
Bổ sung vào chế độ ăn uống một loại vitamin tổng hợp là cách tốt nhất để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể còn thiếu do không có được một chế độ ăn uống đầy đủ. Cơ thể khỏe mạnh khi được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin K để xây dựng xương, bổ sung vitamin C giúp sửa chữa mô, vitamin E giảm đau…
2. Mẹo giữ cho khớp khỏe mạnh
2.1. Thường xuyên vận động
Vận động là quy tắc vàng cho sức khỏe khớp, người bệnh càng di chuyển nhiều càng ít nguy cơ bị cứng khớp. Vì vậy cho dù đang đọc sách, làm việc hay xem TV, người bệnh hãy thường xuyên thay đổi vị trí, dành thời gian nghỉ ngơi và ra khỏi bàn làm để vận động nhẹ nhàng.
2.2. Biết giới hạn của bản thân
Đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 48 giờ, bệnh nhân có thể đã tập thể dục quá sức, điều này dễ dẫn đến tổn thương khớp.
2.3. Luôn đặt cơ thể trong tư thế chuẩn
Đứng và ngồi thẳng để bảo vệ các khớp từ cổ xuống đầu gối, việc đi bộ thường xuyên cũng giúp ích trong việc thể cải thiện tư thế của bệnh nhân.
2.4. Chườm lạnh giảm đau
Nước đá là một loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp làm tê và giảm sưng. Nếu người bệnh bị đau khớp, hãy chườm túi nước lạnh hoặc nước đá được bọc trong khăn và thực hiện chườm trong tối đa 20 phút mỗi lần. Lưu ý, không bao giờ được chườm đá trực tiếp lên da.
2.5. Thực phẩm chức năng
Các loại thực phẩm chức năng có thể giúp giảm đau khớp (như Glucosamine…). Tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ nếu người mắc bệnh xương khớp muốn dùng thực phẩm chức năng để đảm bảo việc bổ sung là an toàn nhất cho tình trạng của từng cá thể.
2.6. Điều trị chấn thương khớp
Chấn thương khớp lâu ngày không điều trị có thể làm tăng sự phân hủy sụn trong khớp của bệnh nhân. Do đó nếu bị thương, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.
Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Bạn có thể tham khảo các mẹo dinh dưỡng trên để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo sức khỏe.
3. Sử dụng An Khớp ST
Hỗ trợ mạnh gân cốt. Hỗ trợ giảm sưng đau khớp xương. Hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.
Đối tượng sử dụng: Người bị sưng đau khớp xương, cứng khớp khó vận động, đau mỏi lưng gối, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay do khí huyết ứ trệ, do phong thấp.
Đối tượng sử dụng:
Người bị sưng đau khớp xương, cứng khớp khó vận động, đau mỏi lưng gối, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay do khí huyết ứ trệ, do phong thấp.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, buổi sáng uống 2-3 viên, buổi chiều uống 2-3 viên.