Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y an toàn

Từ lâu, các cây thuốc và bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông Y đã được xem là “cứu cánh” cho nhiều chị em bởi tính an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Hãy cùng Thiên Ý tham khảo một số loại thuốc, bài thuốc hiệu quả và lưu ý cần thiết khi lựa chọn phương pháp này nhé!

1. Đôi nét về điều hòa kinh nguyệt, khi nào cần điều hòa kinh nguyệt? 

Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Kỳ hành kinh thường diễn ra trong 3 – 5 ngày, lượng máu kinh cả chu kỳ khoảng 50 – 80ml và ít khi đi kèm đau bụng kinh kéo dài.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và bình thường. Một số chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, biểu hiện qua các bất thường về chu kỳ kinh, lượng máu kinh, màu máu kinh hoặc các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng kinh, đau lưng, tức ngực, buồn nôn, vú căng đau,…

Điều hòa kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, giúp chu kỳ kinh trở lại trạng thái ổn định bình thường. Nhờ vậy, phái nữ có thể tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

Theo lý luận Y học cổ truyền, rối loạn kinh nguyệt có 2 phương diện “bất điều” và “bất thông”. Khi kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường thì được gọi là “bất điều”; còn “bất thông” là trường hợp kinh nguyệt thuộc các chứng huyết hư, huyết khô, huyết ứ trệ. Ở mỗi phương diện của rối loạn kinh nguyệt có thể kèm theo một số triệu chứng như: đau, sốt, huyết khối, màu sắc kinh thay đổi.

Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần sớm có phương án điều trị kịp thời để điều hòa kinh nguyệt, để chu kỳ trở lại ổn định hơn, tránh để lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Cây thuốc điều hòa kinh nguyệt

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt từ Đông y cho đến Tây y. Với những chị em phụ nữ đang tìm kiếm cho mình phương pháp điều hòa kinh nguyệt đơn giản, hiệu quả thì sử dụng các cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông Y chính là phương pháp không nên bỏ qua.

Các cây thuốc nam thường được nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm an toàn, lành tính, dễ tìm mua và dễ thực hiện tại nhà. Đồng thời, chúng cũng đem lại hiệu quả điều hòa kinh nguyệt rất tốt nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo như chỉ định của bác sĩ Đông y.

2.1. Xuyên khung 

VỊ THUỐC XUYÊN KHUNG

Cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), được nhiều người biết đến với các tên gọi như Hương thảo, Dược cần, Mã hàm cung, Tây khung,… Vị thuốc Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) là phần thân rễ của cây Xuyên khung đã được thu hoạch và mang đi phơi khô. Theo Đông Y, Xuyên khung được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, vô kinh, đau bụng kinh và các bệnh phụ khoa khác.

Đặc điểm của vị thuốc Xuyên khung:

  • Tính vị: Vị cay, tính ôn.
  • Quy kinh: Can, Đởm, Tâm bào.
  • Công dụng: Giảm đau, hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp.
  • Chủ trị: Đau bụng kinh dữ dội, bế kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, đau quặn bụng, đau nhức xương khớp,…

2.2. Đương quy  

Đương quy (Radix Angelica sinensis) thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) và có nhiều tên gọi khác như: Nhân sâm dành cho phụ nữ, Xuyên quy, Vân quy, Tần quy…. Dược liệu Đương quy là toàn bộ phần rễ và củ của cây Đương quy trưởng thành sau 3 năm, được thu hoạch và mang đi phơi hoặc sao khô. Đương quy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe phụ nữ, thường xuất hiện trong các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông Y chữa đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt ít,…

Đặc điểm của vị thuốc Đương quy:

  • Tính vị: Vị ngọt, hơi cay, tính ấm.
  • Quy kinh: Can, Tâm, Tỳ.
  • Công dụng: Điều huyết thông kinh, bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, tiêu sưng, dưỡng gân, nhuận táo hoạt trường.
  • Chủ trị: Kinh nguyệt không đều sau sinh, đau kinh, tắc kinh, huyết hư trường táo, các bệnh thai tiền sản hậu, tâm can huyết hư, khái suyễn, nhọt lở loét, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã.

2.3. Thục địa 

VỊ THUỐC THỤC ĐỊA

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) là vị thuốc được bào chế theo dạng đồ hoặc nấu chín từ Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) – phần thân rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)Trong Đông Y, Thục địa thường được dùng trong các bài thuốc điều trị các chứng huyết hư, rong huyết, kinh nguyệt không đều của phụ nữ.

Đặc điểm của vị thuốc Thục địa:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính ấm.
  • Quy kinh: Can, Thận, Tâm.
  • Công dụng: Bổ huyết, ích tinh tủy, tư âm, bổ thận.
  • Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, huyết hư, rong huyết; Can, Thận âm hư, cốt chưng, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, triều nhiệt, di tinh, mồ hôi trộm; mắt mờ, chóng mặt ù tai, táo bón; âm hư ho suyễn, đánh trống ngực hồi hộp, háo khát,…

2.4. Bạch thược 

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) là phần rễ của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall) họ Hoàng liên (Ranunculaceae) đã được cạo vỏ và mang đi sấy khô. Vị thuốc này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông Y với tác dụng dưỡng huyết, chữa thống kinh và băng huyết ở nữ giới.

Đặc điểm của vị thuốc Bạch thược:

  • Tính vị: Vị đắng, chua, tính hơi hàn.
  • Quy kinh: Tỳ, Can, Phế.
  • Công dụng: Bổ huyết, bình can, dưỡng ẩm, thư cân, chỉ thống.
  • Chủ trị: Huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng do can khắc tỳ, da xanh xao, ra mồ hôi trộm, âm hư phát sốt, đau tức sườn ngực, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút.

2.5. Hương phụ

THỤC ĐỊA

Hương phụ (Cyperus rotundus L.) là một loại cỏ sống lâu năm, thuộc họ Cói (Cyperaceae). Vị thuốc Hương phụ (Rhizoma cyperi) là phần thân rễ của cây Hương phụ được thu hoạch và mang đi phơi hoặc sấy khô. Vị thuốc này có tác dụng tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Đặc điểm của vị thuốc Hương phụ:

      • Tính vị: Vị cay, ngọt ít, hơi đắng, tính bình.
      • Quy kinh: Can, Tỳ, Tam tiêu.

2.6. Ích mẫu 

Vị thuốc Ích mẫu là toàn bộ cây Ích mẫu (Leonurus japonicus), họ Hoa môi (Lamiaceae), được phơi nắng hoặc sấy khô nhẹ; sau đó đem đi tẩm với rượu hoặc giấm; cuối cùng là sao vàng hoặc nấu thành cao đặc để dùng dần. Vị thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc điều kinh, hoạt huyết, tiêu viêm, trừ ứ, lợi tiểu,…

Đặc điểm của vị thuốc Ích mẫu:

  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính hơi hàn.
  • Quy kinh: Tâm, Can.
  • Công dụng: Hoạt huyết khử ứ, thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu phù.
  • Chủ trị: Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh, rong huyết, khí hư bạch đới, đau bụng sau sinh; đau do xung huyết, phù thũng, té ngã chấn thương huyết ứ, tiểu tiện không lợi; chốc đầu, lở ngứa,…

2.7. Ngải cứu 

Ngải cứu hay còn gọi là Ngải diệp (Artemisia vulgaris L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae). Lá và cành của cây Ngải cứu sẽ được thu hoạch, sau đó đem đi rửa sạch, thái ngắn rồi phơi khô trong bóng râm. Vị thuốc này thường xuất hiện nhiều trong những bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông Y nhằm điều trị kinh nguyệt không đều, rong huyết, băng huyết, đau bụng kinh,…

Đặc điểm của vị thuốc Ngải cứu:

Tính vị: Tính ấm, vị đắng.

Quy kinh: Can, Tỳ, Thận.

Công dụng: Điều kinh, chỉ huyết, an thai, trừ hàn thấp.

Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, động thai, khí hư bạch đới, viêm ruột,…

Công dụng: Giải uất điều kinh, hành khí chỉ thống, kiện vị tiêu thực.

Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, can vị bất hòa, kiện tỳ vị, đau dạ dày, ăn không ngon, nôn mửa, tiêu hóa kém,…

3. Các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y

Trong Đông y, phụ nữ lấy huyết làm chủ nên cần chú trọng bổ huyết, dưỡng huyết, nhất là khi bị rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, cần tập trung điều hòa khí huyết, điều lý Tỳ Vị, dưỡng Can Thận. Tùy vào nguyên nhân cũng như thể bệnh, các thầy thuốc Y học cổ truyền sẽ kê đơn sao cho phù hợp với người bệnh. Sau đây là một số bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y hiệu quả có thể tham khảo:

3.1. Tứ vật thang bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

  • Thành phần: 24g Thục địa, 12g Bạch thược, 12g Đương quy, 6g Xuyên khung.
  • Cách làm: Tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy nước đặc, chia làm 2 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

3.2. Bổ khí cố kinh hoàn điều trị kinh nguyệt ra nhiều do hư yếu

  • Thành phần: 40g Bạch linh, 40g Đảng sâm, 20g Bạch truật, 12g Sa nhân, 12g Hoàng kỳ.
  • Cách làm: Tán tất cả nguyên liệu thành bột, luyện hồ làm hoàn 10g, ngày uống từ 2 – 3 hoàn.

3.3. Ôn kinh thang hoạt huyết điều kinh, ôn kinh đường huyết

  • Thành phần: 12g Mạch đông, 12g Đương quy, 12g Đảng sâm, 12g Xích thược, 8 – 12g A giao, 6 – 12g Bán hạ, 4 – 12g Xuyên khung, 4 – 12g Đan bì, 4 – 8g Quế chi, 4g Chích thảo, 2 – 8g Ngô thù du, 3 lát Sinh khương.
  • Cách làm: Tất cả các vị đem đi sắc lấy nước thuốc để uống, chia ra làm 2 lần dùng trong ngày.

3.4. Quy tỳ thang trị kinh nguyệt không đều, rong kinh

Thành phần: 12g Phục thần, 12g Nhân sâm, 12g Bạch truật, 12g Đương quy, 12g Long nhãn nhục, 12g Hoàng kỳ, 12g Toan táo nhân sao, 6g Viễn chí, 4g Chích thảo, 4g Mộc hương, 3 quả Đại táo, 3 lát Gừng.

Cách làm: Tất cả các vị thuốc đem đi sắc lấy nước uống trong ngày.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y, các chị em phụ nữ cũng có thể bổ sung sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ DUNG NHAN TỐ NỮ ST PLUS để hỗ trợ lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Sản phẩm kế thừa từ bài thuốc dung nhan bất lão phương nổi tiếng. Tất cả các thành phần này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để kết hợp với nhau nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, trễ kinh, bế kinh.

4. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc và bài thuốc Đông y điều hòa kinh nguyệt

Để quá trình sử dụng các cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt để đạt được hiệu quả  cao và tránh gặp phải tác dụng phụ, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không được tùy tiện sử dụng cây thuốc, bài thuốc mà cần thăm khám bác sĩ để được  chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.
  • Nên tìm hiểu kỹ các loại dược liệu trước khi sử dụng, tránh tình trạng bị mẫn cảm hoặc kích ứng.
  • Duy trì uống đúng và đủ liều lượng thang thuốc đã được kê đơn.
  • Theo dõi sức khỏe cơ thể, khi phát hiện các dấu hiệu bị dị ứng hoặc bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào thì nên dừng sử dụng ngay và nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ.
  • Kết hợp sử dụng các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y với những biện pháp hỗ trợ tại nhà như:
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với thể trạng sức khỏe. Bổ sung các loại thực phẩm có công dụng điều hòa kinh nguyệt như trứng, các loại cá giàu Omega-3, nha đam, đậu nành, ngải cứu, dứa, chuối, đu đủ, nho,… Ngoài ra bạn cũng nên dùng thêm các loại đồ uống như trà Quế, trà Gừng, trà Hoa cúc hay nước ép Cần tây,… để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giảm co thắt cơ tử cung trong kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không mặc đồ quá bó sát, không quan hệ tình dục thiếu lành mạnh.
  • Bổ sung các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thành phần thảo dược lành tính như DUNG NHAN TỐ NỮ ST PLUS để bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt.

5. Tổng kết

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y. Hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bằng thảo dược sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng kinh nguyệt một cách an toàn và hiệu quả, từ đó bảo vệ sức khỏe sinh sản về lâu dài.

DUNG NHAN TỐ NỮ ST PLUS từ lâu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều chị em phụ nữ với hiệu quả bổ huyết điều kinh, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, rong kinh, trễ kinh, đau bụng kinh,… Đặc biệt, sử dụng DUNG NHAN TỐ NỮ ST PLUS lâu dài, thường xuyên còn là giải pháp giúp bồi bổ khí huyết, duy trì tuổi xuân và giữ cho da dẻ luôn hồng hào tươi tắn.