Tá dược có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các loại vắc-xin. Vắc-xin cần phải kết hợp với tá dược mới có thể tạo ra hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể có thể “đánh bại” các mầm bệnh bên ngoài tấn công. Vậy tá dược là gì, công dụng của tá dược trong thuốc ra sao?
1. Tá dược là gì?
Tá dược được coi như 1 chất phụ gia, được sử dụng trong các quy trình công nghệ sản xuất dược phẩm. Tá dược không có tác dụng điều trị bệnh mà đây chỉ là thành phần thường được kết hợp tạo nên thuốc hoặc vắc-xin. Với thuốc, đây là sản phẩm có tính chất dược lý rất mạnh, vì vậy để giảm mức độ, người ta sẽ kết hợp với tá dược.
Khi không kết hợp tá dược với thuốc hay vắc-xin, tá dược không có tác dụng để chữa bệnh. Vì vậy, khi kết hợp tá dược trong thuốc sẽ giúp thuốc được ổn định, hoạt chất thuốc đi vào đúng những nơi cần thiết, phát huy tối đa công dụng thuốc điều trị.
2. Công dụng tá dược trong vắc-xin
Tá dược cũng là 1 thành phần quan trọng có trong các liều vắc-xin. Sự kết hợp của tá dược vào vắc-xin sẽ giúp liều vắc-xin hiệu quả cao hơn làm tăng số lượng đáp ứng được hệ miễn dịch cần thiết khỏe mạnh cho người bệnh.
Trong vắc-xin có 1 lượng nhỏ protein của vi trùng, để đảm bảo khi tiêm vắc-xin vào cơ thể, hệ miễn dịch của con người có thể đủ mạnh để chống lại những virus, mầm bệnh, nhà sản xuất sẽ cho thêm tá dược vào vắc-xin trong quá trình điều chế, từ đó phát huy tác dụng của vắc-xin sẽ hiệu quả cao hơn:
- Tăng tốc và định hướng đáp ứng miễn dịch
- Tăng cường tạo ra các phản ứng chéo
- Giảm lượng kháng nguyên và số liều tiêm cần thiết
2.1 Tá dược có từ mầm bệnh
Một số tác nhân gây bệnh có thể được sử dụng làm tá dược trong vắc-xin do thành phần có trong mầm bệnh đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, phản ứng lại những thụ thể hoặc trên bề mặt tế bào miễn dịch bẩm sinh trong cơ thể khi kết hợp với vắc-xin. 1 số mầm bệnh được sử dụng giống như tá dược dùng trong vắc-xin có thể kể tới như:
- Monophosphoryl Lipid A
- Poly (I:C)
- Chất bổ trợ CpG DNA
- Nhũ tương
- Tá dược dạng hạt
Tá dược này được hình thành, phát triển thành dạng hạt, có kích thước rất rất nhỏ khi vào cơ thể sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch người bệnh, phân phối kháng nguyên tới các tế bào miễn dịch. 1 số tá dược dạng hạt phổ biến có thể kể tới như:
- Phèn
- Thể virus
- Cytokine
2.2 Tá dược tổ hợp
Khi 1 tá dược đơn lẻ được kết hợp vào thuốc không đủ đáp ứng hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể, có thể áp dụng kết hợp nhiều tá dược để cải thiện tình hình.
- Công dụng của tá dược trong thuốc
Trong quá trình sản xuất ra thuốc, tá dược có vai trò quan trọng:
- Giúp dung môi hòa tan các chất hữu cơ, phân giải acid giúp sản xuất thuốc nhanh hơn
- Giúp chống oxy hóa
- Tá dược là chất đệm giúp điều chỉnh độ PH giúp ổn định thuốc
- Có tính sát khuẩn có trong các sản phẩm sát khuẩn đóng chai
- Tá dược giống như 1 chất phụ gia giúp thuốc điều trị ổn định và hoàn thiện, hỗ trợ đưa những hoạt chất cần thiết có trong thuốc đến đúng cơ quan cần điều trị.
- Các loại tá dược có trong thành phần của thuốc
Các loại tá dược thường có trong thành phần của thuốc có thể kể tới:
- Chất chống dính: giúp các viên thuốc để chung trong 1 hộp không bị dính lại với nhau
- Chất kết dính: giúp liên kết các thành phần trong thuốc lại
- Chất làm tan: giúp thuốc dễ dàng vỡ ra, dễ hấp thụ vào cơ thể
- Chất bao phủ: giúp thuốc tránh bị ẩm, giảm mùi khó chịu từ thuốc
- Hương liệu: mùi thuốc dễ chịu sẽ giúp dễ uống hơn, đặc biệt với trẻ nhỏ
3. Có phải vắc-xin hay thuốc nào cũng cần có tá dược?
Biết rằng khi kết hợp tá dược vào trong thuốc hoặc vắc-xin sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả của sản phẩm, tuy nhiên có nhiều vắc-xin phòng ngừa có thể làm từ vi trùng đã suy yếu mà vẫn đáp ứng miễn dịch cao như: vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, cúm,..
Khi đã hiểu về thành phần của thuốc cũng như tá dược trong thuốc, chúng ta nên cân nhắc và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên môn.