Thoái hóa đốt sống cổ và các triệu chứng thường gặp
Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là khái niệm dùng để chỉ sự hao mòn sụn và xương dưới sụn gây đau nhức vùng cổ. Đây là bệnh lý phổ biến, chiếm tỉ lệ cao ở người lớn tuổi (hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh có thể biến chứng thành mạn tính gây cứng khớp làm suy giảm khả năng vận động. Tuy nhiên, nếu được điều trị theo phác đồ Y khoa ngay khi nhận thấy các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ dưới đây sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày của bạn:
Đau nhức
Cơn đau xuất hiện quanh bả vai, dọc cánh tay và ngón tay. Mức độ đau nhức sẽ gia tăng khi chúng ta hắt xì, ho, nghiêng cổ ra sau hay ngửa cổ lên cao…
Yếu cơ
Một triệu chứng cơ bản khác của thoái hóa cột sống cổ đó là yếu cơ. Yếu cơ khiến bạn gặp khó khăn trong việc nâng cánh tay hoặc nắm giữ đồ vật.
Bên cạnh đó, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu và triệu chứng (những triệu chứng này không xảy ra thường xuyên hơn) như:
Các triệu chứng này sẽ gia tăng từ nhẹ đến nặng. Nhưng không phải ai cũng cảm nhận rõ rệt tất cả các dấu hiệu của bệnh lý, thế nên để biết chính xác mình có bị thoái hóa cột sống cổ hay không, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy vùng cổ có biểu hiện đau nhức liên tục trong nhiều ngày.
1. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Bản chất của thoái hóa cột sống cổ là sự hao mòn cũng như bất thường của xương và sụn ở các đốt sống cổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phải kể đến là:
Thoái hóa tự nhiên theo tuổi
Việc tăng sinh xương là cơ chế hoàn toàn bình thường nhằm củng cố cột sống chắc khỏe hơn, nhất là khi bị thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên, đôi khi sự gia tăng xương quá mức tạo ra các gai xương và phần xương thừa này thường đè lên cả tủy sống lẫn dây thần kinh cột sống cổ dẫn đến đau nhức.
Đĩa đệm mất nước
Đĩa đệm giống như những lớp nệm dày đặt giữa các đốt sống giúp giảm sốc và lực ma sát khi cổ cử động. Theo thời gian (bắt đầu từ sau 30 tuổi), đĩa đệm dần bị khô đi do mất nước và chất nhầy khiến các đốt sống của cột sống cổ cọ xát với nhau gây đau.
Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện các vết nứt, khiến chất nhầy chảy ra bên ngoài, tràn lên tủy sống và dây thần kinh gây ra hiện tượng tê mỏi cũng như đau nhức vai rồi lan dần xuống cánh tay.
Chấn thương cột sống cổ
Nếu cột sống cổ của bạn bị tổn thương do gặp sự cố trước đó (ví dụ như tai nạn xe cộ hoặc té ngã), vi chấn thương liên tục (đi xe hai bánh) quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
Độ cứng dây chằng giảm
Dây chằng kết nối các đốt sống theo thời gian bị suy giảm tính đàn hồi khiến cột sống cổ căng cứng và đau khi cử động.
Nguyên nhân khác
Cùng với những nguyên nhân chủ đạo trên, nhóm nguy cơ dưới đây cũng là yếu tố khiến cột sống cổ bị thoái hóa:
Thực hiện lặp đi lặp lại các động tác liên quan đến đốt sống cổ.
Giữ cổ ở tư thế không thoải mái trong thời gian dài như nằm nghiêng 1 bên.
Gia đình có tiền sử mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Hút thuốc.
Thừa cân.
Lười vận động.
2. Đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ
Người tuổi tác: Rối loạn vận động cổ có thể xảy ra hơn khi tuổi tăng lên.
Người có cân nặng không phù hợp: Cân nặng quá nhiều có thể làm tăng áp lực lên các khớp cổ và gây suy giảm hoạt động của đốt sống cổ.
Người có lịch sử gia đình bệnh: Nếu có người trong gia đình bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh.
Người có các vấn đề về khớp hoặc bệnh xương khớp khác: Nếu bạn có bệnh khác như bệnh khớp bẩm sinh hoặc bệnh viêm khớp, bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Người làm việc trong những ngành nghề có thể gây tổn hại cho cổ: Những ngành nghề như xây dựng, gỗ và đúc kim loại có thể gây tổn hại cho cổ và tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Người tập thể dục không hợp lý: Tập thể dục quá mức có thể làm tăng áp lực lên các khớp cổ và gây hỏng hóc đốt sống cổ.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống cổ
Khi bị thoái hóa, mọi cử động ở đốt sống cổ đều gây đau nhức và khó khăn hơn bình thường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguy hiểm hơn, nếu tủy sống và rễ thần kinh bị đè nén quá lâu (trong trường hợp thoái hóa cột sống cổ do thoát vị đĩa đệm và gia tăng xương quá mức) sẽ gây ra tổn thương vĩnh viễn. Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ này là không thể khôi phục và hoạt động vùng cổ của bạn gần như bị “đóng băng” hoàn toàn.
3. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Dù triệu chứng đã rõ ràng, chúng ta vẫn cần thực hiện các bước chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ là gì? Mức độ tổn hại sụn và xương dưới sụn như thế nào? Từ đó, bác sĩ mới có thể xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra thể chất
Bằng công cụ chuyên dụng và kỹ năng nghề nghiệp, bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra tình trạng xương khớp đốt sống cổ. Từ việc quan sát phạm vi chuyển động, sức mạnh cơ bắp, phản xạ của cơ và dáng đi, bác sĩ có thể biết được dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống của bạn có bị tổn thương hay không?
Xét nghiệm điện sinh lý
Các xét nghiệm điện cơ giúp xác định xem tín hiệu thần kinh có truyền đúng đến cơ bắp của bạn hay không? Nếu đường truyền thông điệp từ não đi sai hướng hoặc gặp trục trặc có nghĩa là dây thần kinh đang gặp vấn đề. Điều này, chứng tỏ đốt sống cổ chứa dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.
Chẩn đoán hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh cung cấp cho bác sĩ những thông tin chi tiết giúp việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhất. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xương khớp hiện nay là chụp X-quang, Chụp CT và chụp MRI.
Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thấy được những bất thường ở đốt sống cổ như: gai xương, khối u, nhiễm trùng, gãy xương… Quan trọng hơn, bác sĩ sẽ biết chính xác vị trí dây thần kinh bị chèn ép và mức độ tổn thương sụn và xương dưới sụn.
Kết quả chẩn đoán kết hợp với lịch sử Y tế (hồ sơ bệnh án trước đó và chia sẻ của bệnh nhân về những thay đổi ở phần cổ mà họ cảm nhận được) là cơ sở để bác sĩ lên kế hoạch điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh lý chính xác và chi tiết bao nhiêu thì thời gian và hiệu quả chữa trị sẽ được tối ưu bấy nhiêu.
4. Điều trị thoái hóa cột sống cổ
Tiến trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ được thiết lập dựa trên mức độ nặng-nhẹ của triệu chứng và tập trung vào hàn gắn, sửa chữa những tổn thương bên trong sụn, xương dưới sụn. Các phương pháp sẽ được sử dụng linh hoạt và thay đổi theo tình trạng bệnh lý để đạt được mục tiêu là giảm đau, duy trì các hoạt động và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống, dây thần kinh cột sống cổ.
Dùng thuốc giảm đau chống viêm
Đối với bệnh lý thoái hóa, dùng thuốc giảm đau không kê đơn thôi là chưa đủ. Hầu hết bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sẽ được bác sĩ kê toa gồm những loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm
Mặc dù, thuốc chống viêm có bán ở các nhà thuốc, nhưng bạn chỉ nên dùng theo đúng kê đơn của bác sĩ. Hết đơn thuốc, bạn không nên tự ý mua về uống mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Thuốc giãn cơ
Một số loại thuốc giãn cơ có thể làm giảm co thắt cơ ở cổ giúp các cử động diễn ra nhẹ nhàng và trơn tru hơn.
Thuốc chữa động kinh
Thuốc điều trị động kinh có tác dụng làm giảm cơn đau do các dây thần kinh bị tổn thương trong đốt sống cổ gây ra.
Thuốc chống trầm cảm
Dùng thuốc chống trầm cảm để giảm đau đốt sống cổ không phổ biến, nhưng nếu được bác sĩ chỉ định uống loại thuốc này, bạn không phải lo lắng vì cơn đau sẽ được làm dịu đi đáng kể! Tuy nhiên, cần nhắc lại là bạn cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng các loại thuốc này.
Vật lý trị liệu
Mục tiêu vật lý trị liệu cho người thoái hóa cột sống cổ là gia tăng không gian trong ống đốt sống để giảm bớt áp lực chèn ép lên các thần kinh. Các bài tập mà bác sĩ trị liệu thiết kế tập trung vào việc kéo giãn và tăng cường cơ bắp ở cổ, vai của người bệnh.
Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra khi các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng tồi tệ hơn sau một thời gian điều trị bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật xâm lấn đề loại bỏ thoát vị đĩa đệm hoặc phần xương gia tăng quá mức chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống.
Đốt sống cổ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hệ vận động mà còn giữ nhiệm vụ hỗ trợ vận chuyển máu lên não và truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận khác trên cơ thể. Do vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở cổ (dù chưa biết nguyên nhân là gì đi nữa) thì điều bạn nên làm trước tiên là đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp thăm khám để được điều trị kịp thời nếu không may bị thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài ra, một số người còn sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt cải thiện thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên thường các phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả nhất thời không hỗ trợ cải thiện được từ bên trong.
5. Phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng của thoái hóa đốt sống cổ
Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh là bí quyết để chúng ta sở hữu một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Điều này không hề dễ dàng, nhất là đối với những người trẻ, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ làm được nếu bắt đầu những hành động nhỏ này ngay từ hôm nay:
Bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành 15 – 20 phút để thực hiện một số động tác đơn giản tại cổ, vai, gáy rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là nguồn sống của mọi tế bào trong cơ thể, bao gồm tế bào sụn khớp và tế bào xương dưới sụn.
Chuyên gia JEX thế hệ mới đã chuẩn bị cho bạn “thực đơn tốt cho xương khớp”, hãy dành vài phút tham khảo nhé!