Gai đôi cột sống L5 | Tất tần tật những điều cần biết

Gai đôi cột sống L5 là bệnh nguy hiểm và gây đau đớn nghiêm trọng cho người mắc phải. Nguyên nhân gì dẫn tới bệnh này? Bệnh có chữa được không? Hãy để Thiên Ý giúp đỡ bạn trả lời các câu hỏi trên.

Link hình ảnh
Gai đôi cột sống L5 – Nỗi lo của bệnh nhân xương khớp
1. Gai cột sống lưng là gì?
Gai cột sống lưng là bệnh thoái hóa cột sống do xuất hiện hiện tượng trên cột sống lưng của người bệnh có những gai xương nhô ra.
Gai cột sống không gây đau đớn nhưng sự chèn ép của gai cột sống lên các dây thần kinh, cơ, xương khớp khi di chuyển sẽ gây đau cho người bệnh.

Link hình ảnh
Bệnh gai cột sống nhìn từ hình ảnh tạo dựng
Bệnh gai cột sống ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cử động khó khăn, tê bì tay chân, về lâu dài sẽ rất khó chữa trị.
Theo lương y Trần Sơn Tùng: gai cột sống thường xuất hiện ở một số vị trí phải vận động nhiều hoặc chịu nhiều sức ép như ở thắt lưng, đốt sống cổ, cột sống ngực,… Ngoài ra, còn có gai cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống S1, L5 hình thành ngay trong quá trình thụ thai.
2. Gai đôi cột sống L5 là gì?

Link hình ảnh
Minh họa vị trí đau gai đôi cột sống L5
Gai đôi cột sống L5 được coi là chứng bệnh bẩm sinh, mọc ở vị trí gần đốt xương sống gần thắt lưng. Những cơn đau này bắt đầu từ vùng thắt lưng, xuống dưới mông và lan xuống hai chân.
Người bệnh mắc gai đôi cột sống L5 có thể nhận thấy các cơn đau ngay từ khi còn nhỏ hoặc chỉ đến khi vận động sai tư thế, mang vác vật nặng mới khởi phát đau đớn.
3. Nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống L5
Trong thời gian người mẹ mang thai, ống thần kinh không được đóng kín hoặc gai xương bị hở sẽ dẫn đến gai đôi cột sống L5.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, thiếu các chất cần thiết như vitamin C, D, đặc biệt là Folate sẽ tăng nguy cơ xuất hiện gai cột sống L5 ở thai nhi.

Link hình ảnh
So sánh cột sống bình thường và gai xương cột sống
Lương Y Trần Sơn Tùng cũng cho rằng: đối với các gia đình có tiền sử gai đôi cột sống L5 thì đứa trẻ sinh ra cũng có tỉ lệ mắc gai cột sống cao hơn nhiều. Và nếu đứa con đầu tiên sinh ra bị gai đôi cột sống thì gần như chắc chắn những đứa con tiếp theo cũng sẽ mắc bệnh lý này.
Những người phụ nữ mắc bệnh béo phì thì đứa con sinh ra cũng có nguy cơ mắc gai đôi cột sống L5 cao hơn những người bình thường.
4. Gai đôi cột sống L5 có nguy hiểm không?
Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, giảm sút chất lượng sống như gây ra tê bì chân tay, giảm sức lao động, khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bệnh trở nặng, rễ thần kinh L5 bị tổn thương sẽ dẫn đến mất cảm giác và rối loạn vận động.
Người bệnh cũng có thể mắc thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm do gai đôi cột sống L5 như thoái hóa cột sống đường cong sinh lý cột sống suy yếu hoặc, thoát vị đĩa đệm,…
Chứng đại tiểu tiện không kiểm soát sẽ xuất hiện khi người bệnh phải chịu những cơn đau từ âm ỉ cho tới dữ dội kéo dài.
5. Điều trị gai đôi cột sống L5
Rất khó để điều trị tận gốc chứng bệnh bẩm sinh gai đôi cột sống L5 nhưng Lương y Trần Sơn Tùng cho biết: bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cách thức sau để làm giảm đau và phục hồi tốt nhất có thể:
● Bài tập điều trị phù hợp: Tập yoga, đi bộ, đạp xe,…và những bài tập chú trọng đến việc giãn cơ, thư giãn cột sống lưng, làm hạn chế hiện tượng gai xương cọ xát chèn ép lên các bộ phận khác rất tốt cho bệnh này.
● Massage, châm cứu: Biện pháp này sẽ khiến các mạch máu lưu thông, làm mềm các cơ ở phần thắt lưng để giảm sự chèn ép vào các dây thần kinh, giảm cơn đau cho người gai đôi cột sống.
Hình ảnh sản phẩm

● Sử dụng thuốc: Hiện nay, với sự phát triển của Đông y kết hợp với kỹ thuật hiện đại, các lương y đã có thể điều chế ra loại thuốc có tác dụng giảm đau, giãn cơ, khắc phục hậu quả của gai đốt sống, giúp bạn thoát khỏi những cơn đau do bệnh gây nên. Một trong những loại thuốc đó là An Khớp ST, đã được kiểm chứng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý giữ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích, giữ cân nặng ở mức ổn định.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về gai đôi cột sống L5 cũng như cách điều trị của nó. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình “chiến đấu” lại với gai đôi cột sống L5. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *