Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Phương pháp chữa trị tốt nhất hiện nay

thoai-hoa-dot-song-co-la-gi

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng nhọc hoặc chấn thương cột sống. Đây là bệnh lý xương khớp có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm. Người bệnh không nên chủ quan.

thoai-hoa-dot-song-co-la-gi
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là bệnh xương khớp mãn tính đĩa đệm, đốt sống bị suy thoái do bị bào mòn lớp sụn và xương dưới sụn nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra cứng khớp, suy giảm chức năng vận động.

 

thoai-hoa-dot-song-co-thuong-gap-o-nguoi-lon-tuoi
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người lớn tuổi

Lương y Trần Sơn Tùng phân tích chi tiết như sau: “Đốt sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống, đặt tên theo thứ tự lần lượt từ C1 đến C7. Trong đó, có đốt sống C1 và C2 ở vị trí gần như cố định, có chức năng điều chỉnh cổ. Từ đốt sống C3 đến C7 là phần cột sống dưới cổ, với các đĩa đệm ghép lại với nhau. Phần này chịu nhiều tác động bên ngoài, dễ bị tổn thương và thoái hóa nhất”.

Hiện nay, theo thống kê của các bệnh viện, có đến 60% người lớn tuổi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

thoi-hoa-dot-song-do-chan-thuong
Thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương hoặc nhiều nguyên nhân khác

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể do tác động từ bên ngoài hoặc bên trong. Theo Lương y Trần Sơn Tùng, thoái hóa đốt sống cổ do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Tuổi tác: Từ 40 đến 50 tuổi là độ tuổi xảy ra quá trình lão hóa xương khớp, đây là nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay.
  • Hoạt động sai tư thế: Làm việc trong một tư thế quá lâu, ít vận động, bê vác vật nặng trên đầu, lưng, cổ, ngồi máy tính, ngủ gục trên bàn, ngửa cổ quá nhiều,…gây ra ảnh hưởng lớn đến vùng cột sống, dẫn đến thoái hóa.
  • Chấn thương: Những chấn thương không được điều trị tận gốc xảy ra do lao động, tai nạn giao thông, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Tỉ lệ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày thiếu hụt canxi, kali, sắt, Vitamin,… hoặc thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá, đồ uống có gas dễ làm cột sống bị thiếu dưỡng chất, thoái hóa xương khớp sớm xảy ra.
  • Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh xương khớp, cột sống thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại cao hơn người bình thường.
  • Sự thay đổi ở cột sống và đĩa đệm: Người ngoài 40 tuổi thường gặp phải tình trạng thay đổi cấu trúc cột sống, đĩa đệm như mất nước đĩa đệm, gai xương, dây chằng xơ hóa, thoát vị đĩa đệm…làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.

3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

dau-cung-co-kho-van-dong
Đau cứng cổ, khó vận động cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh diễn ra “âm thầm” và ít có dấu hiệu đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết những triệu chứng sau đây để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời:

  • Đau nhức, khó khăn khi vận động vùng cổ: trong thời gian đầu, cảm giác đau nhức, mỏi, khó vận động cổ thường xuyên xuất hiện. Kể cả khi nghỉ ngơi, người bệnh vẫn thấy đau đớn không ngừng.
  • Đau lan từ đầu xuống cổ, vai, gáy, cánh tay: khi thực hiện các động tác vùng cổ, bạn sẽ thấy đau, vướng hoặc vẹo cổ, sái cổ. Đau lan từ đầu, chẩm, trán xuống gáy, bả vai, cánh tay phải hoặc trái hoặc đau lan sang cả hai cánh tay. Nặng hơn, có thể mất cảm giác đau hoặc tê liệt cánh tay.
  • Cứng cổ: khi trở trời hoặc nằm sai tư thế ban đêm, người bệnh có thể sẽ bị cứng cổ, đau khi ho hoặc hắt hơi. Nặng hơn, người bệnh không tự đi được, ê ẩm vùng gáy và sau đầu, khó xoay đầu hoặc xoay cả người.
  • Dấu hiệu Lhermitte: đây là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Người bệnh bị khó chịu đột ngột như bị một luồng điện chạy từ cổ xuống xương sống, tay chân, ngón tay, ngón chân.

4. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – là nguyên tắc đúng đắn của Đông y. Nếu không muốn dùng thuốc cả đời, cách tốt nhất là mỗi người nên có lối sống và sinh hoạt khoa học, hợp lý để luôn luôn khỏe mạnh.

  • Chú ý tư thế khi làm việc: chọn ghế và bàn làm việc có độ cao hợp lý. Đối với người thường xuyên làm việc văn phòng, hãy chọn máy tính có màn hình lớn, dưới tầm nhìn khoảng 20 độ và khoảng cách tầm 60cm. Chú ý giữ thẳng lưng, vai ngang bằng. Thay đổi tư thế sau một thời gian, đứng lên đi lại, vận động hoặc tập những động tác nhẹ nhàng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn đủ chất với đầy đủ vitamin, canxi và khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp trong thực đơn hàng ngày. Thực hiện xoa bóp, chăm sóc cơ thể và vận động, thể dục thể thao thường xuyên.
  • Để ý tư thế khi ngủ: tránh nằm ở một tư thế dễ dẫn đến vẹo cổ, cứng cổ. Bạn cũng không nên gối đầu quá cao, làm mỏi cổ, máu khó lưu thông và đề phòng trường hợp trật mỏm đốt sống gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc gây liệt toàn thân.

Trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần đảm bảo cân bằng cả yếu tố điều trị và phòng ngừa, tức là điều trị nhưng song song với đó là duy trì thói quen ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

Theo Đông y, đau nhức xương khớp xuất phát từ thận hư, đau đớn âm thầm, mỏi mệt khó chịu, đau nhiều khi đêm về sáng, cứng khớp sau khi thức dậy. Càng lâu, đau càng dữ dội, cử động khớp có tiếng kêu, đặc biệt ở cột sống, thắt lưng và xương ống quyển. Vì thế, giải pháp tốt nhất cho người bị bệnh xương khớp hiện nay đó là sử dụng An Khớp ST. Đây là bài thuốc Đông y được phối kết hợp với các yếu tố trị liệu trong phác đồ “kiềng 3 chân” toàn diện: bổ gan thận  tốt, gan chủ gân cơ, thận chủ cốt tuỷ.

an-khop-st
Sản phẩm An khớp ST

Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Bài viết đã trả lời bạn đọc câu hỏi trên. Tuy nhiên, tuổi càng cao, xương khớp càng thoái hóa. Đó là quy luật của tự nhiên. Không ai cưỡng lại được. Nhưng hãy chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn trẻ, nâng cao thể trạng và bổ thận bổ gan để ngăn ngừa lão hóa và các bệnh tuổi già.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *